Tại sao người Nhật thường xuyên đeo khẩu trang y tế ra đường

Khẩu trang y tế than hoạt tính khi đã dùng và giặt để dùng lại, tác dụng sẽ không còn, thậm chí, đặt niềm tin thái quá về nó sẽ rất nguy hại tới sức khỏe.


Giống như kimono và áo phông (thỉnh thoảng thiếu tế nhị, thỉnh thoảng hài hước, thường gây khó hiểu), số lượng người đeo khẩu trang y tế tại Nhật thật đáng kinh ngạc. Người Nhật thường chăm chỉ, làm việc quá sức dẫn tới ốm đau luôn luôn là nỗi lo lắng tại các trường học và nơi làm việc. Tuy nhiên, đó dường như không phải là lý do biện minh cho việc đeo khẩu trang phổ biến tại Nhật đến mức mà các văn phòng ở Tokyo thỉnh thoảng nhìn trông giống một phòng phẫu thuật.

1. Những mối quan tâm sức khỏe chỉ là một phần, mặc dù, khi các nghiên cứu gần đây đã tiết lộ nhiều lý do vì sao người Nhật đeo khẩu trang y tế mà không liên quan tới vấn đề sức khỏe.

Chỉ tới gần đây, mọi người đeo khẩu trang chủ yếu vì sợ ốm. Nếu ai đó cảm thấy khó chịu mỗi khi thời tiết thay đổi nhưng không thể xin nghỉ, theo phép lịch sự phổ biến, người đó bịt khẩu trang để không lây lan vi rút gây bệnh cho bạn học hoặc đồng nghiệp hay những hành khách trên tàu.

Mọi thứ đã bắt đầu thay đổi vào năm 2003, mặc dù khi một công ty sản xuất và cung cấp sản phẩm y tế Unicharm đã ra mắt một loại khẩu trang mới được đặc biệt thiết kế cho những người bị viêm mũi dị ứng. Đa số khẩu trang được làm từ chất liệu cotton, với mặt bên trong đặt một lớp lưới mỏng. Sau khi cởi bỏ khẩu trang, người dùng có thểm đem lớp lưới bỏ đi và giặt khẩu trang cotton để tái sử dụng và bỏ vào túi. Khẩu trang chống viêm mũi dị ứng của Unicharm, được làm từ nguyên liệu không dệt, có tính hiệu quả cao trong việc ngăn chặn các vi khuẩn. Chúng hoàn toàn có thể dùng một lần và giá thành rẻ hơn nếu mua số lượng lớn. Loại khẩu trang mới này là một sản phẩm mới và công ty nghiên cứu thị trường Fuji Keizai chia sẻ rằng những chiếc khẩu trang không dệt này chiếm 86% thị trường hiện nay.

Việc ra mắt khẩu trang y tế giá rẻ, dễ dàng sử dụng cũng thực tế cho người đeo nó trước tiên để phòng ốm. Việc đi lại nơi công cộng tại Nhật thường đồng nghĩa việc dành một giờ hoặc thậm chí nhiều hơn vây quanh nhiều hành khách trên cùng chuyến tàu hoặc xe buýt. Không phải ai cũng lịch sự cũng bỏ điện thoại xuống và che miệng mỗi khi ho hay hắt hơi.

Doanh số cho thấy lượng người sử dụng khẩu trang tăng nhiều hơn 3 lần trong thập kỷ qua, đặc biệt tăng nhanh nhất vào năm 2009 do nỗi sợ lây lan dịch cúm và lo lắng về sự phân tán phóng xạ sau động đất và tai nạn nổ nhà mát hạt nhân vào năm 2011. Giá trị thị trường khẩu trang Nhật Bản năm 2013 ước tính vào 23,9 triệu yên ($229,8 triệu).

2. Tuy nhiên, nhiều người đeo khẩu trang hoàn toàn chẳng liên quan gì tới bảo vệ sức khỏe.

Một bà mẹ 46 tuổi, đeo khẩu trang hàng ngày vào mùa đông để phòng ốm đau chia sẻ rằng con gái học trung học của bà đeo khẩu trang vì một lý do hoàn toàn khác. “Nó đeo khẩu trang và đeo tai nghe bên tai để mọi người không làm phiền nó và thậm chí nhiều người không thể bắt đầu nói chuyện với nó”. Một tâm lý gia nghiên cứu tâm lý vị thành niên cũng rút ra kết luận tương tự. “Khi chúng tôi giải quyết điều gì đó, chúng tôi phải xem liệu thực hiện điều đó với niềm hăm hở hay biểu lộ sự giận dữ,” chuyên gia giải thích. “Bằng cách đeo khẩu trang, mọi người không phải thể hiện điều đó. Xu hướng đeo khẩu trang trong giới trẻ hiện nay nhằm trực tiếp ngăn chặn biểu lộ biểu cảm xúc khi đối diện với người khác. Hơn nữa, nhiều thanh niên có thói quen dùng các phương tiện gián tiếp để trao đổi như truyền thông xã hội và email nhiều hơn.”

3. Tuy nhiên, mức độ phổ biến đeo khẩu trang gia tăng không hoàn toàn là kết quả của mong mỏi phớt lờ đi mọi người. Ngược lại, nhiều người sử dụng khẩu trang bởi họ muốn làm ấm khuôn mặt.


Thời tiết Nhật khá lạnh vào mùa đông. Ơn chúa, nhiều lớp quần áo, gang tay, khăn quàng cổ, mũ khiến mọi người thấy ấm áp, song rất khó để giữ được khuôn mặt của họ ấm áp, Họ có thể dễ dàng mua khẩu trang trượt tuyết ở các cửa hàng đồ thể thao, nhưng không nói tới hiệu quả của nó, bạn trông sẽ khá kỳ quoặc nếu đeo nó. Nhưng kể từ khi người Nhật quen với việc đeo khẩu trang y tế bên ngoài bệnh viện, nhiều người hoàn toàn có thể đeo nó để giữ mũi và má ấm mà không thu hút sự chú ý của công cộng.

4. Nhiều người đeo khẩu trang vì muốn che đi khuôn mặt.

Một người mẫu chuyên nghiệp đã chia sẻ với cánh nhà báo rằng cô ấy thường đeo ngay khẩu trang sau khi tẩy trang vào cuối buổi chụp hình để che đi khuôn mặt mộc của cô ấy ẩn trước công chúng. Thậm chí nhiều phụ nữ mặc dù không làm người mẫu cũng thấy khẩu trang giúp ích mỗi khi họ cần phải chạy ngay ra ngoài đi làm việc vặt và không cảm thấy phải dành nửa tiếng để trang điểm.

5. Nhiều người thậm chí coi khẩu trang là một phụ kiện thời thượng.

Một cuộc tìm kiếm trực tuyến masuku bijin hay những cô gái xinh đẹp đeo khẩu trang sẽ đưa ra hàng trăm kết quả, và số lượng các công ty cung cấp sản phẩm khẩu trang với trang trí hoa văn, chấm bi và nhiều mẫu mác khác, chưa kể đến loại khẩu trang bịt mặt kiểu ninja màu đen huyền dành cho nam giới.

6. Thậm chí có cả loại khẩu trang mà nhà phân phối quảng cáo rằng nó sẽ giúp bạn giảm cân.

Công ty mỹ phẩm Y-Garden đã nhảy vào lĩnh vực khẩu trang với sản phẩm Flavor Mask. Khẩu trang dùng một lần thiết kế màu hồng đặc trưng với mùi hương của quả mâm xôi được T-Garden giới thiệu hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể bạn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hậu quả khôn lường của khẩu trang y tế màu đen Hàn Quốc

Những điểm cần phải biết khi sử dụng khẩu trang y tế than hoạt tính

Thu giữ những sản phẩm khẩu trang y tế Trung Quốc